Wednesday, May 29, 2013

BIÊN KHẢO: Văn học, Phong thủy, Kinh tế, Tài chánh...




1- VĂN HỌC.
2- PHONG THỦY
3-KINH TẾ, TÀI CHÁNH





1- VĂN HỌC:




*    VĂN NGHĐỜI SỐNG  
  (Trích trong sách Câu Hỏi Giáo Khoa Việt Văn, giải đề thi Tú Tài I ban C của Hoàng Văn  Thịnh, tái bản tại Sài Gòn năm 1971).

Văn ngh và Đời sống là một đề tài tranh luận từ xưa tới nay. Ý hướng của văn nghệ là gì, làm văn nghđể phục vụ nghệ thuật hay nhân sinh ? Và như thế vai trò của văn nghệ nói chung và tiểu thuyết nói riêng có phải đã chứa đựng những nguyện vọng, những hoài bão của ta, luôn luôn là phản ảnh đời sống tinh thần, vật chất của xã hội không ?
Để cho vấn đề trên thêm phần sáng tỏ, chúng ta sẽ lần lượt xét về tiểu thuyết với tác giả và xã hội. 
Tác phẩm văn nghệ hay tiểu thuyết là một tưởng tượng sáng tạo. Theo tâm lý học, đó là ôn lại những hình ảnh ghi trong ký ức, là tạo ra những hình ảnh mới từ những hình ảnh cũ. Như thể vừa đi từ thực tại thực tế, vừa vượt thực tại thực tế.
Như thế sáng tác có phải hàm chứa những nguyện vọng, những hoài bão của mình không ?
Có tác gỉa đã nghĩ rng viết là để phục vụ nhân sinh, giúp ích cho đời sống, hoặc sáng tác bao hàm ý hướng về cuộc đời để tác động vào cuộc đời.. Nhưng ngoài ý nghĩa phục vụ, viết còn là một nhu cầu sáng tác. Ta cảm thấy phải viết vì không thể nào không viết, viết là một nhu cầu không thể kìm hãm được và không thể hiểu được tại sao. Michel Butor, nhà văn của Pháp đã nói "Tôi không viết tiểu thuyết để bán, nhưng để có sự thống nht trong cuộc đời tôi và với Kafka, "Tôi không phải là gì khác ngoài văn chương. Tôi không thể và không muốn làm gì khác... Tất cả những gì không phải văn chương làm cho tôi chán ngán và gớm ghét" (1).
Nhưng dù viết là để phục vụ hay như một nhu cầu cần thiết, nhà văn phải có một đối tượng, một đề tài. Đề tài rút ra từ cuc sống rộng lớn, phong phú, vô tận trong khộng gian và thời gian. Có đề tài bao quát cả một thời đại lịch sử, hay một biến cố quan trọng như chiến tranh, hòa bình, hoặc  thâu hẹp hơn nữa như một mối tình, một ưu tư, một oan trái... Nhưng khi xây dựng đề tài cần phải dựa vào một cái gì là trụ cốt. Trụ cốt đó là chủ đề. Khi đã định chủ đề rồi, nhà văn thường phải thể hiện những nguyện vọng, những hoài bão về chủ đề đã nêu ra. Những tiểu thuyết luận đề của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, chủ đề là sự xung đột mới cũ, tư tưởng chủ đề hay nguyện vọng, hoài bão của tác giả là xóa bỏ những hủ lậu, bất công, để xây dựng một nếp sống mới tốt đẹp hơn. Hồn bướm Mơ Tiên của Khái Hưng, ch đề là tình yêu hiến dâng. Những nguyện vọng và hoài bão theo tác giả là chỉ có tình yêu tht sự cao cả, lý tưởng khi từ chối yêu thương thân xác để yêu thương trong tâm hồn.
Không phải chỉ những tiểu thuyết lấy đề tài từ những thực tại mới chứa đựng những nguyện vọng và hoài bão của ta. Những loại truyện phiêu lưu, trinh thám, võ hiệp ...cũng đều ít nhiều chứa đựng cá tính tác giả, những nguyện vọng và hoài bão tác giả. Không có óc phiêu lưu, khôngthể viết được những loại như Lỗ Bỉnh Sơn phiêu lưu trên hoang đảo, không có óc tưởng phong phú và say mê, không thể viết được những loại truyện như Đường Minh Hoàng thời xưa. Chính óc tưởng tượng của các nhà văn là những hoài bão của nhân loại và sau này các nhà bác học về không gian đã thực hiện được những nguyện vọng, những hoài bão ấy của ta...
Trước đây đã có một hồi người ta tranh luận là nghệ thuật phục vụ nghệ thuật hay nghệ thuật phục vụ nhân sinh. Hoài Thanh tiêu biểu cho khuynh hướng phục vụ nghệ thuật đã viết: "Một bài văn là một bông hoa, làm sao người ta cép bông hoa phi thành quả là nghĩa lý gì".  Xem như thế nhà văn chỉ có một nỗi bận tâm là viết làm sao cho hay, lời văn cho chải chuốt, hình thức cho gọn, còn việc có thể giúp ích cho đời không, có phản ảnh được đời sống vật chất, tinh thần của xã hội không, nhà văn không cần biết.
Nhưng khuynh hướng "Vị nghệ thuật" đã gặp phải chống đối mạnh của quan niệm "Vị nhân sinh". Ngoài nghệ thuật nhà văn còn phải "dấn thân", nên tiểu thuyết phải phản ảnh lại xã hôi, góp phần cải tạo cuộc sống. Quan niệm này nổi bật hơn với J.P.Sartre:
"Tôi đã thấy đứa trẻ chết đói. Trước một đứa trẻ sắp chết, cuốn La Nausee không có giá trị gì cả".(2)
Nhà văn sinh ra và lớn lên trong cuộc đời nên nhà văn không thể không viết, không nói cảnh đời, những nếp sống phản ảnh khu vực xã hi  hay chế độ xã hội. Những gì nhà văn muốn nói là một nhân sinh quan, vũ trụ quan phản ảnh lập trường về con người, thái độ trước cuộc đời. Tiểu thuyết là những kết trái, những thăng hoa của cuộc đời. Nhà văn khi sáng tác lấy chất liệu từ xã hội, nên tác phẩm thường đã phản ảnh ít nhiều một thời đại hay một hoàn cảnh xã hội, đồng thời phản ảnh đời sống tinh thần và vật chất của xã hi ấy.
Vũ trụ tiểu thuyết cuả các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn  là một xã hội trưởng giả trung lưu nơi thành thị gồm những ông quan, ông nghị, bà án, cậu tú, cô cử...hay vũ trụ của nhà văn trong nhóm tả chân là xã hội bình dân chốn ngoại ô, hay nông dân nghèo nàn, những cu li, phu xe, dân cày... 
Hình ảnh xã hội Việt Nam thời Trịnh Nguyễn phân tranh được nổi bật, được vẽ lại nguyên hĩnh trong "Hoang Lê Nhất Thống Chí" của Ngô Thời Chí và hai cốn Vũ Trung tùy bút và Tang Thương Nẫu Lục của Phạm Đình Hổ... Hai tác gỉa trên đây đã phác hoạ hầu như đủ mặt các hạng ngời trong cái xã hội thối tha, thác loạn của thế kỷ thứ XVIII.
Ngoài những loại tiểu thuyết ta đã đề cập đến ở trên, còn có những loại truyện như trinh thám, võ hiệp, giả tưởng...không phản ảnh đích thực tinh thần, vật chất của xã hội. Nhưng xét đến căn nguyên, nó không những đã phản ảnh nguyện vọng, hoài bão tiềm ẩn nơi tác gỉa, mà còn phản ảnh chung dưới hình thức "đối kháng"  của một thực trạng xã hội. Chán ngán với xã hội hiện thời , họ đã mơ về một nơi xa lạ, hoang đường nào đó trong những loại võ hiệp, trinh thám, giả tưởng để tìm một chốn an nghỉ cho tâm hồn hoặc để vượt khỏi, để vươn lên khỏi cái thực trạng bi đát của xã hội họ.
Sứ mệnh của văn nghệ ngày nay phải là tác động vào cuộc đời và cải tạo cuộc đời. Cho nên quan niệm tiểu thuyết không thể tách rời khỏi xã hội và phải phản ảnh lại vật chất và tinh thần của xã hội. Ý hướng của tiểu thuyết là sứ điệp tinh thần giữa con người với con người và thể hiện những nguyện vọng, những hoài bão của ta, là một quan niệm đúng và chính xác.
Tuy nhiên tiểu thuyết không phải vì thế mà bỏ quên nghệ thuật. Tách rời khỏi nghệ thuật, tiểu thuyết không còn là tác phẩm văn chương, tiểu thuyết khi đó sẽ biến thành một công cụ và nhà văn như thể cái máy để phục vụ.
Cho nên tiểu thuyết phải là một tác phẩm nghệ thuật có trong cuộc đời. 
_________  
(1), (2) : Một số những tài liệu  trong bài này được trích từ giảng khóa của G.S Nguyễn Văn Trung, trưởng ban Triết học Tây Phương, Nguyên Khoa trưởng Đại Học Văn Khoa Sài Gòn.
_________________________________________
    
NGUYỄN KHUYẾN VÀ LÒNG YÊU NƯỚC 
 (Trích trong sách Câu Hỏi Giáo Khoa Việt Văn, giải đề thi Tú Tài I ban A,B của Hoàng Văn  Thịnh, tái bản tại Sài Gòn năm 1971).



   
 
     Nguyễn Khuyến sinh năm Ất Mùi,1835. Lúc nhỏ tên Nguyễn Thắng. Cha là  Nguyễn Tông Khởi và mẹ là Trần Thị Thoan. Nguyên quán Nghệ An sau chuyển về làng Yên Đỗ, huyện Lục Bình, tỉnh Hà Nam. Năm 17 tuổi  Nguyễn Khuyến cùng cha đi thi Hương nhưng không đậu. Nguyễn Khuyến được ông nghè Vũ Văn Lý đem về nuôi cho ăn học. Năm 30 tuổi Nguyễn Khuyến thi Hương đỗ giải nguyên. Đến năm 37 tuổi Nguyễn Khuyến  đỗ Hội Nguyên rồi Đình Nguyên.  Là người đỗ đầu 3 kỳ thi nên ông được vua Tự Đức tặng danh hiệu Tam Nguyên và người đời gọi  Nguyễn Khuyến là Tam Nguyên Yên Đổ.
     Nguyễn Khuyến bắt đầu ra làm quan và lần lượt giữ những chức vụ quan trọng như Đốc học Thanh Hoá, Án sát Quảng Bình, Bố chánh Quảng Nam, Thương biện Hà Nội, Sơn Hưng Tuyên Tổng đốc. Thế nhưng, sống trong một triều đại đã đến thời mục nát, tận mắt  chứng kiến cảnh nô lệ ngoại bang, ông sinh lòng chán nản và viện cớ đau mắt, Nguyễn Khuyến cáo quan vào năm 50 tuổi (1885) và về quê đạy học, vui thú điền viên. Đây cũng là một hành động chứng tỏ sự bất hợp tác của nhà thơ đối với triều đình và người Pháp. Ông mất năm 1909, thọ 75 tuổi.
Trong Việt Nam Van Học Sử Yếu, Giáo Sư Dương Quảng Hàm đã nhận xét ông là một người từng trải việc đời, lại có biệt tài về văn Nôm. Văn ông làm đủ lối: Thơ ca, hát nói, câu đối, văn tế v.v… Ông thích tự vịnh, tự trào, có vẻ ung dung, phóng khoáng. Ông cũng hay diễu cợt người đời, chỉ trích thói đời một cách nhẹ nhàng kín đáo, rõ ra một bậc Đaị nhân quân tử, muốn dùng lối văn trào phúng để khuyên răn người đời…

     Sống trong cảnh quốc phá gia vong, Nguyễn Khuyến đã ý thức được thân phận của một người dân mất nước, nhưng ông đành phải bất lực trước võ khí quân thù. Mang danh kẻ sĩ không giúp gì cho vua cho nước, nhiều khi ông tự trách mình, tự giận với chính mình. Lòng u uẩn đó đã được thổ lộ trong hai câu thơ trong bài di chúc:

Ơn vua chưa chút đền công
Cúi trông thẹn đất ngửa trông thẹn trời


     Để có thể hiểu được phần nào tâm sự cụ Tam Nguyên làng Yên Đổ, chúng ta sẽ lần lượt xét đến những nguyên nhân của tâm trạng ấy và hậu quả đối với quốc gia dân tộc.
   Nguyễn Khuyến cũng như bao nhà nho khác đã chịu ảnh hưởng sâu xa của Khổng giáo. Bổn phận của kẻ sĩ là phải bảo vệ và giữ gìn chế độ, “trung với vua, hiếu với nước”, vì nước thịnh hay suy là trách nhiệm của toàn dân: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Kẻ thất phu còn có trách nhiệm huống hồ một nhà nho như Nguyễn Khuyến. Ông đã ba lần chiếm giữ khôi nguyên, một kỳ vọng mà nước và vua đặt tin tưởng nơi kẻ trung thần.
     Nhưng giữa quan lộ, cụ Tam Nguyên làng Yên Đổ phải bỏ giở công danh, bỏ giở con đường  phục vụ để cáo quan về hưu.  Nguyễn Khuyến ra đi, đã từ quan về ở ẩn một cách bất đắc dĩ. Lòng yêu nước nghẹn ngào, nhưng đối với cụ không còn con đường nào khác hơn. Chủ quyền quốc gia đã lọt vào tay ngoại nhân. Nhà nho Nguyễn Khuyến ý thức được rằng ra làm quan lúc đó tức là hợp tác với tân trào, mà “tôi trung không thờ hai chúa, gái tiết trinh không lấy hai chồng”. Trung thần bất sự nhị nhân, nên Nguyễn Khuyến không thể ra làm quan, không thể phục vụ cho kẻ xâm lăng tổ quốc mình. Nhưng với bản tính điềm đạm, tư cách của một “Đại nhân quân tử”, Nguyễn Khuyến lấy cớ đau mắt để từ quan và tránh bị lợi dụng. Tâm trạng của cụ lúc này đã được thể hiện trong bài “Mẹ Mốc”. Nếu Mẹ Mốc muốn được yên thân nên đã tự hủy nhan sắc mình để đi tìm chồng và thờ chồng thì  Nguyễn Khuyến từ quan về ở ẩn, để được yên thân giữ tròn tiết tháo, cụ chính là thứ  “Mẹ Mốc” của thời đại vậy:

     So danh gía ai bằng Mẹ Mốc,
     Ngoài hình hài, gấm vóc cũng thêm ra,
     Tấm hồng nhan đem bôi lấm xoá nhoà,
     Làm thế để cho qua mắt tục.
     Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc,
     Tâm trung thường thủ tự kiên kim.
     Nhớ chồng con muôn dặm xa tìm ,
     Giữ son sắt cho tròn một tiết.
     Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết,
     Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ;
     Đắp tai, ngoảnh mặt làm ngơ,
     Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây.
     Khôn em dễ bán dại này !       
  

     Nhưng dù có giả câm, giả điếc, Nguyễn Khuyến vẫn bị lương tâm dầy vò. Về ở ẩn nhưng ý thức trách nhiệm trước cuộc đời vẫn làm cụ thắc mắc không yên.     
     Không đền đáp được ơn mưa móc, nợ trần hoàn trả chưa xong, đầu còn đội trời, chân còn đạp đất, bổn phận kẻ sĩ theo Nho giáo, ngoài đối với vua còn nợ đối với trời đất nữa, nên nhà Nho thẹn với chính lòng mình:     
     
Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng.
Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
Mở miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm môi chén mãi tít cung thang.
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

  Hoặc:
  
  “Sách vở ích gì cho buổi ấy
   Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già
    
Nguyễn khuyến mang nặng nỗi mặc cảm, tự thấy mình là kẻ “đào ngũ” khi quốc gia còn đang hữu sự, đang cần đến những khối óc thông minh, cần đến sự góp công, góp sức của mỗi công dân để “hợp quần gây sức mạnh”. Về hưu ở ẩn là “chạy làng"  là “chơi cờ giở cuộc”:

     Cờ đương dở  cuộc không còn nước
     Bạc chửa thâu canh đã chạy làng  

     Đã ý thức được trách nhiệm như thế, Nguyễn Khuyến vẫn không nhập cuộc, vẫn đứng bên lề, nhưng cụ không phải là khách bàng quan, cụ đã theo từng nhịp thở, từng biến chuyển của mỗi biến cố xẩy ra của quê hương:

     Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa
    Thử xem trời mãi thế này ư ? 

    Nhưng rồi đất nước vẫn mờ mịt, Tổ quốc chưa tới ngày vinh quang, giải giang sơn gấm cóc bao giờ mới ra khỏi triền miên tăm tối ! Lòng yêu nước thương dân của cụ càng buồn khổ hơn khi giữa đêm khuya vắng miền thôn dã, lắng nghe tiếng chim cuốc kêu than:
 
     Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ
     Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ ?
     Năm canh máu chảy đêm hè vắng
     Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ !
     Có phải tiếc Xuân mà đứng gọi
     Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ ?
     Ban đêm ròng rã kêu ai đó ?
     Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ!

    Với lòng ái quốc sâu xa như thế, nhưng Nguyễn Khuyến chưa đền ơn được gì cho vua, cho nước:  “Ơn vua chưa chút đền công” để rồi phải thẹn với chính lương tâm mình, thẹn với trời , với đất : “Cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời”.
     Có người đã trách cụ chưa hết lòng yêu nước, “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”,  kẻ thất phu còn có trách nhiệm với quốc gia dân tộc, ở đây một nhà Nho đã ba lần chiếm giữ khôi nguyên, lại từ quan về hưu ở ẩn, tìm thanh nhàn cho chính mình, mặc cho thế sự xoay vần.  Nguyễn Khuyến đã không có được những hành động oanh liệt của một Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái học… Nhưng nếu ta nhìn lại hoàn cảnh lịch sử Nguyễn Khuyến đã sống, chúng ta sẽ dễ dàng cảm thông cho tâm trạng não nề cũa một nhà nho như cụ.
     Quốc gia mất chủ quyền, xã hội đảo điên, vua quan chỉ là lũ phường chèo ô nhục:
   
    Vua chèo còn chẳng ra gì
     Quan chèo chi nữa khác chi thằng hề
   
     Quan lại bỏ chạy theo tân trào, họ toàn là những hạng Tiến sĩ giấy, Nghè tháng tám… hữu danh vô thực:
   
     Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ
     Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi

     Và những viên quan tham nhũng, hiếp đáp dân lành:

    Ai bảo ông dại với ông điên
    Ông dại sao ông biết lấy tiền
 
     Hay:
 
     Chỉ cốt túi mình cho nặng chật
     Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen    

    Hoặc:
 
     Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
     Đời trước làm quan cũng thế a ?
   
 Từ những hoàn cảnh xã hội như thế, Nguyễn Khuyến không còn biết làm gì khác hơn là quay trở về với những người bình dân cùng cực nhất của xã hội:

     Chú đáo xóm đình lên với tớ
     Ông từ xóm chợ lại cùng ta

    Về hưu ở ẩn để gần gũi với thiên nhiên, vui với ao bèo, lều cỏ, ngày ngày bên chiếc thuyền con trên làn nước biếc, dưới bóng trăng loe trong bầu trời xanh ngắt, để uống rựu, câu cá rồi ca vịnh mùa Thu, an nghỉ tuổi già:

         Thu Điếu:

        Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
        Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
        Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
        Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
        Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
        Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
        Tựa gối ôm cần lâu chẳng đặng,
        Cá đâu đớp động dưới chân bèo.


       Thu Ẩm
:

        Năm gian nhà nhỏ thấp le te,
        Ngõ tối đêm khuya đóm lập lòe.
        Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
        Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
        Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
        Mắt lão không viền cũng đỏ hoe.
        Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy
        Độ năm ba chén đã say nhè.


     Thu Vịnh:

     Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
     Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu.
     Nước biếc trông chừng như khói phủ,
     Song thưa để mặc bóng trăng vào.
     Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
     Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
     Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
     Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào!
     
      Trước những biến cố liên tiếp của lịch sử và hoàn cảnh đổi thay của xã hội, tuổi đã già, sức đã yếu, nhà nho Nguyễn Khuyến không còn con đường nào khác hơn là từ quan về sống “Thanh bần lạc đạo” chốn thôn quê để giữ tròn tiết tháo. Nhưng lòng còn nặng chĩu với non sông  nên chân đã bước đi, mặt còn ngoảnh lại, tâm sự não nề vò xé khôn nguôi vì cụ nghĩ mình vẫn chưa trọn nghĩa báo đền…

Hoàng Nguyên Linh


__________________________________________________________




2- PHONG THỦY:






     *                    MUA NHÀ XEM HƯỚNG



                           Hoàng Văn Thịnh



Nhà cửa là một vấn đề quan trọng đối với con người từ Âu sang Á. Người Mỹ xem việc làm chủ một căn nhà là một giấc mơ (dream). Dân tộc Á Đông, nhất là dân tộc Việt Nam ta, việc làm chủ một ngôi nhà không những chỉ là một giấc mơ mà nó còn có tinh cách hệ trọng hơn nhiều.

“Sống ở nhà, chết ở mồ”, Sống là phải có nhà ở cũng như chết phải có mồ chôn. Sống không có nhà ở, lang thang nay đây mai đó, ăn nhờ ở đậu, cũng như khi chết không có mồ chôn, vất xác phanh thây. “Sống vô gia cư, tử vô địa táng” là những người khổ cực nhất, đáng thương nhất.


Cũng vì nhà cửa quan trọng như vậy nên việc làm nhà, mua nhà được kén chọn và đắn đo rất kỹ.

Một trong vấn đề quan trọng đối với người đi mua nhà là hướng nhà và vị trí nhà. Theo Toan Ánh trong cuốn Phong Tục Việt Nam “Trong việc xây cất nhà cửa, cần kén một miếng đất và miếng đất này goi là Dương Cơ. “Thứ nhất dương cơ, thứ nhì mồ mả”. Ta vẫn thận trọng trong việc để mồ mả, trong việc xây cất nhà cửa, việc kén đất ta càng thận trọng hơn. Các cụ thường thường đặt dương cơ trên mồ mả, và các cụ vẫn nói: “nhất dương thắng thập âm”, nghĩa là một ngôi nhà đúng đất, đúng hướng bằng mười ngôi mộ phát. Các cụ thường nhắc lại chuyện những người thất cơ, lỡ vận chỉ vì ở một ngôi nhà không hợp với mình, cũng như bao nhiêu người làm ăn phát đạt vì ở một ngôi nhà đúng đất, đúng hướng” (Phong Tục Việt Nam, trang 293).


Phương ngôn có nói: “ Nhà hướng Nam, không làm cũng có ăn”, hoặc “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam”. Những câu nói trên là những câu phương ngôn chứ không phải tục ngữ. Tục ngữ mới có giá trị phổ quát còn phương ngôn chỉ có giá trị đặc thù, phương ngôn chỉ có giá trị cho từng vùng, từng địa phương. Ở Việt Nam, tại miền Bắc, gió Bắc thổi lạnh, gió Tây tức gió Lào thồi sang thì nóng nực, chỉ có gió Nam tức la gió từ biển Nam Hải thổi vào là mát mẻ, nhà hướng Nam sẽ đón nhận những cái mát mẻ cuả gió Nam. Những người có nhà hướng Nam sẽ cảm thấy thoải maí, và nhờ vậy mà việc làm ăn sẽ ngày càng khá hơn.

Đa số người Trung Hoa và Việt Nam không thích mua nhà ở ngã ba đường. Ngươì ta nghiệm ra rằng những người ở căn nhà này thường rất “xui xẻo”. Mua nhà có đất thót đuôi chuột, tức phía đằng trước rộng, phía sau hẹp, nếu ở căn nhà có mảnh đất thế này thì làm ăn ban đầu khá, nhưng càng về sau càng sa sút, lụn bại. Đất nở hậu thì ngày càng sung túc. Những người có căn nhà ở khu đất này thì giầu về hậu vận. Đất vuông vắn thì cuộc đời bằng phẳng, êm ả, đất chéo lệch thì cuộc đời thay đồi, ba chìm bẩy nổi chín caí long đong. Có người còn cho rằng ngõ cụt tức là không có thông thương, tức đi vào con đường cùng, còn “corner lot” đồng nghĩa với ngã ba, tức số lẻ mà không chẵn, số lẻ là lẻ loi,, số cuả sự thay đổi mà không vĩnh cửu. Trước cửa nhà có cây lớn hoặc có vòi nước cứu hỏa một số người không ưa thích. Nhưng trái ngược với ngươì Trung Hoa và Việt Nam, người Mỹ rất thích nhà ở “corner lot” hay ngõ cụt (cul-de-sac).những căn nhà này thường được đem ra quảng cáo và bán với giá cao hơn vì corner lot thừơng có đất rộng và nhiều chỗ đậu xe, còn nhà ở ngõ cụt thì tránh được tiếng ồn ào của xe cộ lưu thông.

Hướng nhà và vị trí nhà vừa trình bày ở trên chỉ là những phong tục, những quan niệm của từng vùng, từng người, nó không dựa trên một suy luận vững chắc và khoa học, nên có người tin, người không tin, có người thấy đúng, có người thấy sai cho nên hướng nhà cần phải được nhìn

dưới một khiá cạnh khác.


     Xét trên phạm vi triết học, quan niệm đồng nhất của Đông phương “Thiên điạ vạn vật đồng nhất  thể (Trời, đất và vạn vật cùng một thể) đã được dùng để lý giải về vũ trụ, vạn vật. Cố giáo sư Kim Định, cựu giáo sư Triết tại Đại học Văn Khoa Saigon, trong cuốn Dịch Kinh Linh Thể đã dùng thuật ngữ của Hegel để nói về Kinh dịch, “theo đó thì hai hạn từ (termes) chính đề và phản đề trong Kinh Dịch là thiên và địa, còn tổng đề là nhân. Nhân chỉ tổng hợp của thiên và địa, vì thế Nho Giáo định nghiã Nhân là “Thiên Địa Chi Đức” và cùng với Thiên Địa được kêu là Tam Tài trong ba cặp hào của một quẻ. Trong đó hai hào dưới là Địa, hai hào giữa là Nhân, hai hào trên là Thiên” (Dịch Kinh Linh Thể trang 48). Theo thế Tam Tài “Thiên , Địa , Nhân”, trời đất và người phải dung hợp. Đất có dung trời mới thương và con người sống trên mảnh đất đó mới được hạnh phúc sung sướng. Nếu đất không dung, trời nào có thương. Nếu đất đã không dung, trời cũng không thương thì làm sao được hạnh phúc sung sướng. Muốn đất dung để cho trời thương thì con người sống trong một căn nhà đặt trên mảnh đất ấy phải hợp với hướng, nghĩa là hợp với thiên nhiên, hợp với lòng trời. Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong (Thuận theo lý của trời thì còn, nghịch theo lý của trời thì mất). Cái lý cuả trời xét theo Dịch Lý là theo nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành.


     Nói đến Dịch Lý là nói đến Thái Cực, Lưỡng Nghi, Ngũ Hành, Tứ Tượng và Bát Quái. “Vật hữu Thái Cực”, bất cứ vật nào dù nhỏ tới đâu cũng là một Thái Cực. Âm tự nó là một Thái Cực, Dương tự nó là một Thái Cực. Thái Cực gồm cả Lưỡng Nghi (một mà hai, hai mà một):

“ Mình với ta tuy hai mà một

Ta với mình tuy một mà hai”.

Âm trung chi Dương, Dương trung chi Âm (trong khí Âm có khí Dương, trong khí Dương có khí Âm). Trong ác có mầm thiện, trong thiện có mầm ác…

Từ Thái Cực biến sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái.

Khí Âm gặp khí Dương thì hòa hợp nghĩa là thuận lý Âm Dương

Khí Âm gặp khí Âm , khí Dương gặp khí Dương thì đối kháng nhau, nghiã là nghịch lý Âm Dương.

Ở trong vũ trụ, Âm Dương được thề hiện bằng năm trạng thái, tức Ngũ Hành. Ngũ Hành gồm có: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa. Thổ. Mỗi hành có một tính chất khác biệt nhau nên có khi sinh, có khi khắc, có khi hoà.   

     -     Ngũ hành Sinh:

        Thổ sinh Kim

         Kim sinh Thủy

        Thủy sinh Mộc

         Mộc sinh Hỏa

         Hỏa sinh Thổ

-     Ngũ hành khắc:

Thổ khắc Thủy

Thủy khắc Hỏa

Hỏa khắc Kim

Kim khắc Mộc

Mộc khắc Thổ

-     Ngũ hành hoà:

Kim hòa Kim

Mộc hòa Mộc

Thủy hoà Thủy

Hỏa hòa Hỏa

Thổ hòa Thổ

      Trong ngũ hành: Kim, Mộc,Thủy, Hỏa, Thổ. Thổ tức là đất, số tại trung phương, là tam thiên lưỡng địa (3 trời, 2 đất) là số 5. Theo Tượng số học, số 5 là số rất quan trọng, nó có thể là số rất may mắn nhưng cũng có thể là số thật rủi ro, nó có thể biến thiên ra các con số khác.

Vì Thổ bao gồm cả âm và dương, có Kim, Mộc, Thủy, Hoả (trong đất có kim loại, trên mặt đất có cây cối, đất có chứa nước, trong lòng đất có lửa).

Xét theo Tứ Tượng, nếu áp dụng vào phương hướng thì có 4 phương: Đông, Tây, Nam ,Bắc tương đương vơíi 4 hành: Mộc, Kim, Hỏa, Thủy. Từ tứ Tượng sinh Bát Quái, nghiã là có 4 phương và 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam tương đương với Bát Quaí:

1-    Hướng Đông:   Quái Chấn  hành Mộc thuộc âm (-)

2-    Hướng Tây   :   Quái Đoài  hành Kim thuộc âm (-)

3-    Hướng Nam  :   Quái Ly hành Hỏa thuộc dương (+)

4-    Hướng Bắc    :  Quaí Khảm hành Thủy thuộc dương (+)

5-    Hướng Đông Bắc: Quái Càn hành Mộc thuộc dương  (+)

6-    Hướng Đông Nam: Quái Tốn hành Hỏa thuộc âm (-)

7-    Hướng Tây Bắc: Quaí Kiền hành Thủy thuộc âm (-) 

8-    Hướng Tây Nam: Quái Khốn hành Kim thuộc dương (+)



      Mỗi tuổi có một Mệnh, mỗi mệnh có một hướng. Mệnh có : Kim, Mộc, Thủy , Hỏa, Thổ. Hướng cũng có: Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa , Thổ (Thổ ở tại trung phương). Mệnh Kim mua nhà theo hướng Kim tức là theo Ngũ Hành Hòa (Kim hòa Kim). Ngũ Hành hòa được kể là tốt, sống cuộc đơì nhàn hạ, không sóng gió, hòa thuận vơí trời đất và người. Cũng vì thế các cụ thường nói Vợ chồng cùng tuổi nằm duỗi mà ăn”. Vợ chồng cùng tuổi tức là theo Ngũ Hành Hòa: Kim hòa Kim, Mộc hòa Mộc …

Ngũ Hành Sinh được kể là tốt nhất, nó được sự hỗ trợ của trời đất và vạn vật.  Còn Ngũ Hành Khắc là nghịch lý Âm Dương, Ngũ Hành. Hành này khống chế hành kia làm cho tiêu tán dần. Người mua nhà có hướng khắc với tuổi mình thì làm ăn thất bại, thua lỗ, đời sống lận đận, kém may mắn. Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc kim.

     Con người ta chụi ảnh hưởng của Thân và Mệnh. Mệnh do Thiên định còn Thân do Nhân định. Từ 30 tuổi trở lên được coi là tuổi lập thân. “Tam thập nhi lập”. Mệnh dù có tốt nhưng Thân không tốt thì không được kể là tốt, hoặc Thân tốt nhưng mênh xấu thì cũng phải giảm đi. Một cây kia giống thật tốt, nhưng nếu đem trồng ở nơi đất xấu, khí hậu không hợp thì không thể nào sinh hoa kết trái được. Con người cũng vậy, nếu bản mệnh có tốt, nhưng ở một căn nhà không tốt, không hợp hướng thì cũng long đong vất vả.

     Cuộc đời sướng hay khổ còn tùy thuộc vào Phụ Mẫu, Phu Thê, Bằng Hữu, Thân, Ý và Khẩu nghiệp…Việc chọn nhà đúng hướng nó không có tính cách hoàn toàn quyết định vận mệnh con người, nhưng nó cũng là một yếu tố trợ lực giúp chúng ta được hạnh phúc sung sướng vậy.



                               

                                                                                   

     Bài kỳ trước trong KTTD số 4 (số báo Xuân), chúng tôi đã nói một cách tổng quát về tuổi (mệnh) và hướng nhà theo nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành.

     Trong bài này chúng tôi sẽ đề cập đến cách thực hành trong việc tìm hướng nhà theo tuổi của mình, nên chọn hướng nhà theo tuổi của vợ hay chồng và cách thức sửa chữa nếu đã mua nhà rồi…



1-     Cách thức tìm hướng nhà:



Ta cần phải biết mình tuổi con gì (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Sau đó ta cần biết năm mình sinh theo Dương lịch.


a-     Tìm Thiên Can:  Có tất cả 10 Thiên Can là: Canh, Tân, Nhâm, Quí, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ.



Số tận cùng là số Không:    0    -    Canh

            “              Một    :    1    -    Tân

             “             Hai     :    2    -    Nhâm

             “             Ba      :    3     -   Quí

             “             Bốn    :    4    -    Giáp

             “             Năm   :    5    -    Ất

             “             Sáu     :    6    -    Bính

             “              Bẩy    :    7    -    Đinh

             “             Tám   :    8     -    Mậu

             “             Chín   :    9    -     Kỷ


Thí dụ: Sinh năm Dần, 1950, tức là tuổi Canh Dần, Sinh năm Hợi, 1959, tức tuổi Kỷ Hợi . Năm nay là năm Tý, 2008, tức năm Mậu Tý,  năm tới là năm Sửu, 2009 nhưng không biết Thiên Can gì, nhờ công thức này ta biết được năm 2009 là năm Kỷ Sửu, và cứ như thế, năm 2010 là năm Canh Dần…


b-     Tìm Bản Mệnh:


Dựa vào bảng Lục Thập Hoa Giáp (chu kỳ 60 năm) dưới đây ta biết được bản mệnh:


1-     Hải trung KIM:              Giáp Tý, Ất Sửu

2-     Lộ trung HỎA:              Bính Dần, Đinh Mão

3-     Đại lâm MỘC  :             Mậu Thìn, Kỷ Tị

4-     Lộ bàng THỔ :              Canh Ngọ, Tân Mùi

5-     Kiếm phong KIM:         Nhâm Thân, Quí Dậu

6-     Sơn đầu HỎA:               Giáp Tuất, Ất Hợi

7-     Giản hạ Thủy:                Bính Tý, Đinh Sửu

8-     Thành đầu THỔ:            Mậu Dần, Kỷ Mão

9-     Bạch lạp KIM:               Canh Thìn, Tân Tị

10- Dương liễu MỘC:          Nhâm Ngọ, Quí Mùi

11- Tuyền trung THỦY:       Giáp Thân, Ất Dậu

12- Ốc thượng THỔ:             Bính Tuất, Đinh Hợi

13- Tích lịch HOẢ:               Mậu Tý, Kỷ Sửu

14- Tòng bách MỘC:            Canh Dần, Tân Mão

15- Tràng lưu THỦY:           Nhâm Thìn, Quí Tị

16- Sa trung KIM:                 Giáp Ngọ, Ất Mùi

17- Sơn hạ HỎA:                   Bính Thân, Đinh Dậu

18- Bình Địa MỘC:               Mậu Tuất, Kỷ Hợi

19- Bích thượng THỔ:          Canh Tý, Tân Sửu

20- Kim bạch KIM:               Nhâm Dần, Quí Mão

21- Phú đăng HỎA:               Giáp Thìn, Ất Tị

22- Thiên hà THỦY:              Bính Ngọ, Đinh Mùi

23- Đại trạch THỔ:                Mậu Thân, Kỷ Dậu

24- Thoa xuyến KIM:            Canh Tuất, Tân Hợi

25- Tàng gía MỘC:               Nhâm Tý, Quí Sửu

26- Đại khê THỦY:               Giáp Dần, Ất Mão

27- Sa trung THỔ:                 Bính Thìn, Đinh Tị

28- Thiên thượng HỎA:        Mậu Ngọ, Kỷ Mùi

29- Thạch lưu MỘC:             Canh Thân, Tân Dậu

30- Đại hải THỦY:               Nhâm Tuất, Quí Hợi   


Dùng bảng Thập Thiên Can để đối chiếu xem tuổi mình thuộc:

Âm (-) hay Dương (+)


Canh     :   Dương  (+)

Tân       :   Âm      (-)

Nhâm    :  Dương (+)

Quí        :  Âm      (-)

Giáp      :  Dương (+)

Ất          :  Âm      (-)

Bính      :  Dương (+)

Đinh      :  Âm      (-)

Mậu       :  Dương (+)

Kỷ         :  Âm      (-)



Sau đó dùng bảng đối chiếu sau đây sẽ biết được tuổi mình thuộc hướng gì:


1-     Hướng Đông:     Quái Chấn  hành Mộc thuộc âm (-)

2-     Hướng Tây   :     Quái Đoài  hành Kim thuộc âm (-)

3-     Hướng Nam  :    Quái Ly hành Hỏa thuộc dương (+)

4-     Hướng Bắc    :    Quaí Khảm hành Thủy thuộc dương (+)

5-     Hướng Đông Bắc:  Quái Càn hành Mộc thuộc dương  (+)

6-     Hướng Đông Nam: Quái Tốn hành Hỏa thuộc âm (-)

7-     Hướng Tây Bắc:     Quaí Kiền hành Thủy thuộc âm (-) 

8-     Hướng Tây Nam:   Quái Khốn hành Kim thuộc dương (+)



Thí dụ: Tuổi Canh Thìn và Tân Tị  mệnh là Bạch Lạp Kim, nhưng  Canh là Dương (+), Tân là Âm (-), nên tuổi Canh Thìn hợp hướng Tây Nam, tuổi Tân Tị hợp hướng Tây.

 

2-     Mua nhà theo tuỏi chồng hay tuổi vợ ?



Nếu hai vợ chồng khác tuổi nhau thì thật khó tìm được căn nhà hợp với tuổi của cả hai vợ chồng.. Chúng ta chỉ có thể chọn lựa một trong hai người. Cách tốt nhất là chọn hướng nhà theo tuổi của người chủ gia đình. Gia đình Việt Nam thường hay coi người chồng là chủ gia đình, nhưng thực ra không phải hoàn toàn như vậy. Một số gia đình người chồng rất thờ ơ, để mặc vợ, vợ muốn làm gì cũng được, người vợ quyết định mọi việc. vậy người chủ gia đình ở đây phải được kể là người vợ. Trường hợp này nên chọn theo hướng tuổi của người vợ. Trong một cơ sở thương mại cũng vậy, nếu có hai cái bàn, bàn của người có hướng tốt nên ngồi ở ngoài, bàn của người không hợp hướng nên ngồi ở trong..



3-     Cách sửa hướng nhà:


     Nếu căn nhà ta đang ở mà làm ăn phát đạt, may mắn thì không nên đổi gì cả vì căn nhà này đã hợp với một trong hai vợ chồng. Chúng ta chỉ nên sửa lại nếu thấy không được may mắn.

Các giấy tờ thuế vụ, giấy ngân hàng cũng nên đề tên người chủ gia đình trước rồi mới đến người phối ngẫu.

     Nếu căn nhà có con đường đâm thẳng vào nên treo một gương Bát Quái ở cửa. Nếu có cây to ngay trước cửa nên chặt đi để căn nhà nhận được những khí tốt từ ngoài vào. 



4-     Kết luận:



     Âm Dương, Ngũ Hành là tư tưởng rất cao siêu, không ai có thể tự nhận là thấu hiểu hết được, hơn nữa vấn đề này phải viết cả cuốn sách cũng chưa hết. Chúng tôi cố gắng trình bày ngắn, gọn những điểm cần thiết, mong người đọc có thể hiểu được. Trong phạm vi giới hạn của vài trang báo chắc là còn thiếu sót rất nhiều, xin được các bậc cao minh lượng tình bỏ qua và bổ túc nếu cần.     

     Như  đã nói ở bài kỳ trước, con người ta chịu ảnh hưởng của Thân và Mệnh. Mệnh do Thiên định còn Thân do Nhân định. Từ 30 tuổi trở lên được coi là tuổi lập thân. “Tam thập nhi lập”. Mệnh dù có tốt nhưng Thân không tốt thì không được kể là tốt, hoặc Thân tốt nhưng mênh xấu thì cũng phải giảm đi. Một cây kia giống thật tốt, nhưng nếu đem trồng ở nơi đất xấu, khí hậu không hợp thì không thể nào sinh hoa kết trái được. Con người cũng vậy, nếu bản mệnh có tốt, nhưng ở một căn nhà không tốt, không hợp hướng thì cũng long đong vất vả.

     Cuộc đời sướng hay khổ còn tùy thuộc vào Phụ Mẫu, Phu Thê, Bằng Hữu, Thân, Ý và Khẩu nghiệp…  Việc chọn nhà đúng hướng nó không có tính cách hoàn toàn quyết định vận mệnh con người, nhưng nó cũng là một yếu tố trợ lực giúp chúng ta được hạnh phúc sung sướng vậy...






_________________________________________________________________






3-KINH TẾ, TÀI CHÁNH
    

       



 * NHỮNG HÌNH THỨC ĐỨNG TÊN  MỘT TÀI SẢN



                      Hoàng Văn Thịnh/RE Broker

                                                                 



Một trong những khó khăn và phức tạp nhất khởi đầu để làm chủ một tài sản là việc chọn lựa cách thức đứng tên khi có từ 2 ngườì trở lên . Tài sản ở đây có thể là bất động sản (Real property) như nhà cửa  đất đai, hay động sản (Personal property) như chương mục trong ngân hàng, stocks, bonds hay mutual funds v.v…

Có nhiểu hình thức đứng tên nhưng 3 cách được áp dụng nhiều nhất tại California là: Joint tenancy, Tenant in common và Community property.

Sở dĩ khó khăn và phức tạp vì chúng ta không biết nên chọn lựa loại nào. Mỗi một loại đều có những ưu và khuyết điểm của nó. Đúng và tốt với ngươì này nhưng không đúng và tốt với người khác, nhiều khi nó đúng và tốt ở giai đoạn này nhưng vào thời điểm khác nó lại không thích hợp nữa. Sự chọn lựa sai lầm có khi dẫn đến sự mất mát taì sản. Cũng vì có sự quan trọng như vậy nên không ai có thể chỉ dẫn hoặc khuyên quý vị nên chọn lựa loại nào ( kể cả những chuyên viên địa ốc cũng không được quyền khuyên quý vị chọn lựa loại nào) trừ chính quý vị và luật sư cố vấn cuả quý vị. Chúng tôi cũng xin nhấn mạnh là bài này chỉ nêu lên những điểm tổng quát (general information), khi quý vị  quyết định chọn lựa loại nào nên tìm hiểu kỹ những ưu và khuyết điểm của nó, nếu cần nên tham khảo với luật sư cố vấn về luật pháp cũng như thuế vụ.     



1-    JOINT TENANCY:



  Loại này dùng cho tất cả mọi người và có từ 2 ngươì trở lên , kể cả 2 vợ chồng. Loại này cũng được nhiều người dùng nhất. Đặc tính cuả loại này là quyền lợi đồng đều cho tất cả những ngươì đứng tên trong Title và cũng chỉ có một Title cho một property mà thôi.


-        Một người đứng tên trong loại này có thể bán phần của mình cho người khác, tính trạng của người mua mới không còn là Joint Tenancy nữa mà trở nên Tenant in common với người cũ, những người còn lại vẫn là Joint Tenancy với nhau. Trường hợp hai vợ chồng nếu đứng tên trong title của một bất động sản là Joint Tenancy cần phaỉ có chữ ký của người phối ngẫu khi bán. Đối với stocks , bonds hay chương mục ngân hàng đôi khi còn phải theo luật của từng ngân hàng như phảỉ có chữ ký của tất cả mọi người trong chương mục v. v…


-        Nếu một ngươì chết đi, tàì sản tự động thuộc về người còn sống (right of survivorship). Đây là điểm lợi và cũng là điểm bất lợi. Tài sản tự động thuộc về người còn sống, không phảỉ qua thủ tục Probate rất tốn tiền. Khi bán tài sản này chỉ cần đưa giấy khai tử (death certificate) của người đã chết là được, không ai thắc mắc gì cả, rất dễ dàng. 

Nhưng bất lợi vì Joint Tenancy không chấp nhận di chúc (will), không được để di chúc cho ngươì thừa kế. 


Thí dụ: Nếu hai anh em đứng tên chung một tài sản, nếu người anh chết đi, tài sản thuộc về hết người em, vợ và con người anh không được thừa hưởng tài sản này.

Nếu muốn để di chúc cần phải qua một thủ tục giấy tờ khác phức tạp hơn (như living trust chẳng hạn).


-        Nếu hai ngươì Joint owners chết đi trong một accident và không thể biết ai chết trước ai chết sau, vấn đề quá phức tạp và caí giá phải trả cho Probate rất cao. (ngươì chết sau trên nguyên tắc được hưởng tất cả taì sản). Trường hợp này có lẽ cũng phải toà án can thiệp mới ổn thỏa.


-        Điểm khó khăn nữa là co-owners (ngươì đứng chung tên) không đồng ý về nhiều vấn đề thì caí giá phải trả lại càng cao hơn và có thể đi đến việc ngân hàng tịch thu tài sản vì không ai chịu trả tiền ngân hàng.


-        Joint Tenancy có thể đưa đến kết quả của gift tax: Deed cho mình và Deed cho người như Joint Tenancy trong Quit Claim Deed, Survivor được hưởng tài sản coi như gift (trừ trường hợp hai vợ chồng). Cộng thêm tên con cái hay tên người khác vào trong một account cũng được coi như gift v.v…




2-    TENANT IN COMMON:



 Loại này cũng dùng cho tất cả moị ngươì và cho từ 2 người trở lên, kể cả hai vợ chồng. Đặc tính của loại này là quyền lợi có thể đồng đều hoặc không đồng đều (50/50, 40/60, 30/70 v.v…). Môĩ người có một Title riêng và có thể bán phần của mình cho ngươì khác hoặc để di chúc cho ngươì thừa kế. Những người trong Tenant in common không đươc hưởng quyền của survivorship như trong Joint tenancy. Nếu một co-owner chết đi, quyền lợi của người đó sẽ được chuyển sang cho người thừa kế của họ. Nếu không có will, tòa án sẽ quyết định để chọn ngươì thừa kế. Những người còn sống chỉ được giữ nguyên phần của mình thôi không có quyền của một survivorship như trong joint tenancy.

 

Trong Tenant in common quyền lợi phân chia rõ rệt, mỗi người bao nhiêu phần trên giấy tờ và có recorded ở county, nhưng cái khó là công việc điều hành làm sao cho công bằng để tránh tranh cãi. Quyền lợi đã không đồng đều vì có người nhiều người ít thì trách nhiệm sao cho tương xứng với quyền lợi. Người 70%, người 30% tất nhiên trách nhiệm cũng phải 70% và 30% khác nhau.


Tenant in common thường được thiết lập bởi Will hay Deed do mua, bán, gift hoặc thừa kế và cũng được chi phối bởỉ luật thuế như property tax, gift tax, estate tax như trong joint tenancy. 


  

3-    Community Property:



      Lọai này chỉ áp dụng cho 2 vợ chồng và mỗi người giữ 50% những tài sản có trong thời gian kết hôn (trừ những tài sản riêng tư).


Tài sản riêng tư là những taì sản có trước khi kết hôn hoặc tặng phẩm hay bồi thường từ người phối ngẫu trước.


-    Vợ hay chồng có thể bán comunity personal property mà không cần hỏỉ ý kiến của ngươì phối ngẫu trừ những vật dụng trong nhà và quần aó, nhưng nếu đem cho hoặc vất tài sản đi thì phải có ý kiến của ngươì phối ngẫu.

-    Đối với real property (nhà cửa, đất đai), hai vợ chồng cần phải cùng nhau ký tên trên giấy tờ bán tài sản. Không có sự đồng thuận thì sự mua bán khó thành được. Nếu bán mà người phối ngẫu nạn nhân kia không biết hoặc không đồng ý thì người này sẽ có một năm để xin hủy bỏ sự mua bán. Thông thường thì ít ai mua tài sản cộng đồng (community property) mà chỉ có một người đứng bán ( ít thôi chứ không phài không có, vì nó rẻ chẳng hạn nên vẫn có người tham !). Mấy năm gần đây tất cả những giấy tờ mua bán ở county đều được gửi bản sao về cho người chủ trước để lưu ý rằng tài sản đã bán và recorded ở county. Nếu đúng thì không phải làm gì cả, nếu không đúng thì kịp thời khiếu nại.  

-    Trong community Property, nếu một ngươì chết đi, ½ taì sản thuộc về người còn sống (survivor), ½ tài sản thuộc về người thừa kế theo di chúc hoặc thuộc về người thừa kế pháp định (succession to survivor).
Cũng như thường lệ, chúng tôi xin nhấn mạnh rằng bài này chỉ      được coi như một tài liệu tham khảo, một tin tức tổng quát (general information) chứ không phải là lời khuyên về luật pháp. Quý vị muốn biết rõ và làm cho đúng luật nên tham khảo với luật sư của quý vị cũng như chuyên viên thuế vụ cho những việc hệ trọng này.
   

  

______________________________________







*  APR ( ANNUAL PERCENTAGE RATE)
                                                               
       Hoàng Văn Thịnh/ RE Broker           
                                                                                   




Ða số chúng ta khi đi ký giấy tờ mượn tiền đều thắc mắc về con số phần trăm của APR.
Con số phần trăm này thường cao hơn tiền lời  (interest) đã được ấn định .
APR ( Annual Percentage Rate ) không phải là tiền lời (interest rate) . Mục đích của luật
(1968 Congress pass Truth -In-Lending Law) là giúp người mượn tiền hiểu rõ khi đi mượn tiền thì phí tổn hết bao nhiêu  (APR is used to disclose the total coast of loan to a borrower)

Ðể phân biệt giữa Interest rate (thường hiểu là tiền lời) và Annual Percentage Rate (APR) , chúng ta có thể so sánh:

1- Nếu bạn đi mượn $1,000.00 trong một năm với  8% tiền lờị cuối năm bạn trả lại đủ
$1,000.00 cộng với $80.00 tiền lời , như vậy thì Interest rate và APR giống nhau .

          Interest           $80
       ------------------- =     ---------   = 8%
      Money receive           $1,000

2- Cũng thí dụ trên , nếu nhà Bank lấy trước của bạn $40 tiền service và chỉ đưa bạn $960.00 thì APR được tính như sau :

 Interest  + Service charge         $80   + $40
 ------------------------------   =  ------------------     =  12.5%
        Money receive                              $960
Như vậy tiền lời vẫn là 8% không thay đổi nhưng APR là 12.5%

Hoặc tính theo Term của loan:

 Interest  +  Prepaid finance charge                Finance charge
 --------------------------------------------- =      -------------------      = APR 
 Amount loan - Prepaid finance charge          Amount finance 

Ghi chú thêm :

      1     Prepaid finance charge bao gồm : Loan fee (point), Tax service, prepaid interest, PMI

2       Finance charge : Cost of loan to the Borrower (tức tổng số tiền người mượn phải trả ) bao gồm tất cả tiền lời cộng với tiền Prepaid finace charge .
      (Finance charge không tính những khoản tiền sau dây: Title search, title insurance, credit   report, appraisal fee, notary fee, document fee, preparation of Deed and closing statement)

3        Nếu nhà Bank A và nhà Bank B interest bằng nhau, nhưng nhà Bank A con số phần trăm của APR cao hơn nhà Bank B, tức là tiền service charge của nhà Bank A cao hơn nhà Bank B.(Tiền service cao hơn chứ không phaỉ tiền lời cao hơn) .
     

           

  



          
 

No comments:

Post a Comment